Thứ Ba, 28 tháng 4, 2009

Không bao giờ là bạn



Một ngày trước mỗi cuộc gặp mặt giữa Man Utd và Arsenal, đường dây điện thoại gần như tắc nghẽn. Các nhân viên FA gọi nhau nán lại trụ sở. Các nhân viên an ninh giữ liên lạc, bảo vệ đường hầm từ đêm trước tới đêm hôm sau trận đấu. Và các quán pizza đều cháy hàng...
Ở Premiership, từ ngày Alex Ferguson đến Man Utd và tạo dựng dấu ấn của mình, người ta truyền tai nhau câu rằng: “Chỉ có duy nhất 1 điều tồi tệ hơn việc làm kẻ thù với Alex Ferguson là... làm bạn với ông ấy”. Man Utd của Sir Alex đã quá thành công, vô hình trung trở thành cái gai trong mắt các đối thủ khác. Nhưng sự thù địch lớn lớn nhất của HLV này chỉ bắt đầu từ thời kỳ xuất hiện Arsene Wenger.
“Cuộc chiến” ấy không dừng lại ở những lần đua tranh tới chức vô địch Premiership. Câu chuyện về miếng pizza bay là truyền thuyết kinh điển về tính thù địch không chỉ ở trên sân cỏ giữa 2 nhà cầm quân. Tới giờ, sự thật chưa được làm sáng tỏ, rằng ai đã ném miếng pizza vào Ferguson? Nhưng có lẽ không cần cụ thể, bởi chỉ cần biết đó hoặc là Wenger hoặc một học trò của Wenger cũng đủ làm Ferguson sôi máu. Đó chính là tiêu biểu của mối thù giữa 2 HLV hàng đầu Premiership.
Bắt tay ư? Không bao giờ. Dẫu có cũng chỉ là gượng ép. Câu chuyện về một bữa tối từ thiện được tổ chức để Alex và Arsene gặp mặt nói lên tất cả. Không ai nói gì, nhưng cử chỉ mỗi người toát lên vẻ khó chịu. Và cái bắt tay khiến những người chứng kiến tưởng như họ chỉ lướt chạm qua nhau, ánh mắt không nhìn nhau.
Nhưng “chiến đấu” ư? Sẵn sàng! Cuối những năm 1990 đầu 2000, những vụ cãi cọ, gây hấn giữa 2 HLV này không chỉ ồn ã trên các mặt báo, mà còn quấy nhiễu cả tới cảnh sát và chính phủ Anh, với hàng loạt lời phàn nàn từ hai phía. FA phải viết thư cho 2 người kêu gọi “đình chiến”. Nhưng BTC Premiership, sau bao nỗ lực, cũng thừa nhận: không có giải pháp nào để hàn gắn cả 2 người.
Sự ganh ghét giữa họ đan xen từ sân cỏ và lối sống. “Ồ vâng, đã có những cuộc chạm trán trên sân bóng, nhưng nó có thể bắt nguồn từ chính mỗi người”, Ferguson có lần thừa nhận.
Gần đây, khi Mourinho tới Chelsea và Benitez đến Liverpool, ít thấy những cuộc cãi vã giữa Alex với Arsene. Nhưng mối thù giữa Ferguson với Mourinho hay Benitez cũng mới đơn thuần trên mặt sân cỏ. Benitez chưa giúp Liverpool vô địch Premiership để khiến Ferguson ngứa mắt. Mourinho lại có thể uống rượu cùng HLV của M.U. Song giữa Arsene và Alex chỉ tồn tại sự hục hoặc.
Lord Palmerston, bộ trưởng Ngoại giao Anh từ năm 1830 từng có một câu nói nổi tiếng: “Một quốc gia chẳng có kẻ thù hay người bạn nào vĩnh viễn, chỉ có những lợi ích vĩnh viễn mà thôi”. Các CLB là những quốc gia. Các HLV là những chính trị gia. Và cuộc họp UEFA có thể coi là hội nghị thượng đỉnh G20 của giới bóng đá. Năm 2008 tại Nyon (Thụy Sĩ), Mourinho kể lại đã thấy 2 đồng nghiệp to tiếng với nhau ngoài sảnh và chỉ như muốn nhảy bổ vào nhau nếu không có sự can thiệp của các nhân viên UEFA. Bạn có thể đoán ra ai rồi chứ? Arsene Wenger và Alex Ferguson, và những lợi ích theo thời gian cả 2 gắn bó quá dài cùng các CLB.
Họ đã nói
Ferguson dành cho Wenger:
Năm 1996: “Người ta nói ông ấy thông minh? Có bằng thạc sĩ kinh tế và xã hội học (trường đại học Strasbourg), nói được 5 ngoại ngữ? Trong đội tôi có 1 cậu bé 15 tuổi người Bờ Biển Ngà, cũng nói được 5 thứ tiếng”.
Năm 1997: “Ông ta là một gã học việc. Ông ta nên dành những triết lý bóng đá của mình cho Nhật Bản thì phù hợp hơn” (Wenger từng làm HLV ở CLB Nagoya Grampus Eight mùa 1995/96).
Năm 2005: “Trong đường hầm (bước ra sân), Wenger không ngớt chỉ trích các cầu thủ của tôi và gọi họ là lừa đảo. Thế nên tôi bảo ông ấy hãy để họ yên và tự xem lại cách cư xử của mình. Ông ta bỗng sửng cồ nhảy về phía tôi và dứ dứ tay hỏi: “Ông muốn làm gì nào?””.Wenger dành cho Ferguson:
Năm 1997: “Thật là sai lầm khi mùa giải bị kéo dài ra, để Man Utd có thời gian ẵm tất cả mọi thứ”. (M.U đầu mùa 1996/97 thua tan tác và gây thất vọng lớn, nhưng ở vòng cuối cùng lại kịp vượt lên dẫn đầu).
Năm 2002: “Ai cũng nghĩ rằng họ có bà vợ xinh đẹp nhất ngồi đợi ở nhà”. (thật ra là... ngược lại. Mùa 2001/02, Arsenal lập kỷ lục không thua trận nào sân khách).
Năm 2004: “Chỉ có trọng tài mới khiến các cầu thủ tôn trọng” (Wenger mỉa mai vụ Ferguson bị ném pizza vào mặt).
Năm 2007: “Tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm cho mọi vấn đề của nền bóng đá Anh nếu đó là những gì ông ta muốn”.
Bạn có biết?
Wenger từng dẫn Arsenal đụng độ với Man Utd của Ferguson 37 lần (Wenger thắng 14, Ferguson thắng 13 trận), nhưng trận đấu sắp tới đây mới là lần đầu tiên họ gặp nhau tại Champions League.
-->đọc tiếp...

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Khiêu vũ với bẩy quỷ!!


Khúc nhạc cầu siêu được gióng lên tại "Nhà Hát" hôm nay như là để dành cho ARS.
Một hiệp 1 được nhắc tới bởi hàng thủ
Một hiệp 2 rạng ngời bởi hàng công
Một trận đấu thăng hoa bởi cảm xúc
Và nhận ra: bầy quỷ đã trở lại.
Nhà hát của những giấc mơ bị tỉnh giấc bởi tiếng gáy của con gà trống. 2 bàn liên tiếp, như một gáo nước lạnh dội vào hàng thủ MU, vốn được nhìn nhận như là lấy lại 70% phong độ kể từ sau trận thua Liv. Vẫn là kịch bản cũ, với những pha đánh biên và sự mắc lỗi vị trí cũng như phối hợp không ăn ý. 2 bàn thua liên tiếp khiến cho vẻ mặt Sir thêm nặng trĩu.
Tuy nhiên, nhìn vào những gì mà bầy quỷ đã cống hiến thì những Fan chân chính không thể nào đi ngủ được. Họ biết, tất cả chỉ mới bắt đầu...
hiệp 2, sir quyết định tung bộ tứ siêu đẳng vào sân, sự xuất hiện của T32 làm cho nhiều người nghĩ tới sự bênh vực của Sir dành cho cậu ấy. Và MU đã cống hiến một vẻ mặt khác hẳn.
5 bàn thắng, tới một người lạc quan như mình cũng không ngờ tới được. Và nhất là B9 cũng đã ghi bàn, cho dù cả trận anh không hẳn đã nổi bật nhưng như thế cũng đã củng cố niềm tin cho cac manucians rồi.
Từ cú ngã của C16, R7 lạnh lùng sút phạt ghi bàn thắng đầu tiên cho MU. Khai thông bế tắc, những chú quỷ bắt đầu bữa tiệc của mình.
Khúc nhạc dạo đầu quá hay, khiến cho những người yếu tim và yêu không hết cả trái tim tiếc nuối vì bỏ đi ngủ quá sớm. bàn thắng thứ 2 và thứ 3 đến sau đó chỉ trong 10 phút. và người lập công là R10. Những cú dốc biên mạnh mẽ, cú sút chính xác, R10 xứng đáng được 10 điểm.

R7 cũng không kém cạnh, và anh cũng có cú đúp cho riêng mình. Gà trống đã bị cắt tiết, B9 chỉ còn nhiệm vụ dọn cái chuồng không....

ngồi ở nhà, khẩu pháo thủ thành LonDon đang nghĩ, khúc nhạc dạo này sẽ tiếp diễn với mình ư? Oh My God!!!!
Liv thì cũng đã tỉnh lại. VÌ khi bầy quỷ tình giấc, mọi thứ sẽ biến mất. Chỉ còn lại MU trên đỉnh cao chiến thắng!!!!
-->đọc tiếp...

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Mốc 800 & con người huyền thoại



“Ngày Macheda hay Welbeck chưa chào đời, Ryan đã khoác áo M.U. Sau những gì đã làm được, cậu ấy xứng đáng là một biểu tượng lớn ở Old Trafford…”, Sir Alex xúc động nói về Ryan Giggs.
Không phải ngẫu nhiên mà những ngày qua giới chuyên môn nói về tiền vệ cánh trái kỳ cựu Ryan Giggs nhiều đến thế. Bởi nếu ra sân ở trận đấu với Tottenham tối nay, ngôi sao người xứ Wales sẽ đạt mốc 800 trận trong mầu áo Man United, sau 22 năm thi đấu. Năm nay, Giggs tròn 36 tuổi.
Theo đánh giá của HLV Alex Ferguson, Ryan Giggs là mẫu cầu thủ đặc biệt, sống khiêm tốn, giản dị ngoài đời và hết lòng với đội bóng. Tính ra, trong kỷ nguyên Ferguson ở Old Trafford, Giggs là người gắn bó với chiến lược gia người Scotland nhiều nhất, được chứng kiến mọi gian đoạn thăng trầm của CLB suốt từ năm 1987.

Mùa này, dù M.U có trong tay dàn cầu thủ trẻ tài năng, đang ở độ sung mãn nhất, nhưng Ryan Giggs vẫn được tin tưởng như một thủ lĩnh của Quỷ Đỏ. Trong những trận cầu quan trọng, có thể Scholes, Neville… vẫn phải ngồi dự bị, còn Ryan thì không. Có thể hiểu, Giggs không phải gánh nặng của CLB. Trong 31 trận đã ra sân năm nay, những đóng góp chuyên môn của Giggs là rất đáng kể.
Trận chung kết Champions League năm ngoái, Giggs phá vỡ kỷ lục 759 trận khoác áo M.U của Sir Bobby Charlton. Còn bây giờ, với 800 lần ra sân, đó sẽ là một cột mốc tuyệt vời. Và còn kỳ diệu hơn nếu sau đó ít giờ, Ryan giành giải “Cầu thủ của Năm” do FA bầu chọn. Nên nhớ, 22 năm qua, đó là danh hiệu Giggs chưa một lần có được.
-->đọc tiếp...

Bài Nổi Bật